Tủ nấu cơm là thiết bị công nghiệp hiện đại, được sản xuất bởi inox 201 và inox 304 sáng bóng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, và có khả năng chống ăn mòn tốt. Tuy nhiên, vì phải làm việc trong môi trường nhà bếp nhiều khói bụi, nên việc nhiễm bẩn là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, muốn tủ nấu cơm có thể hoặt động nhịp nhàng, bền bỉ theo thời gian, bạn cần vệ sinh tủ nấu cơm thường xuyên.
1. Tủ nấu cơm công nghiệp
Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, đòi hỏi việc nấu cơm hay xôi với số lượng lớn, thời gian linh hoạt, đồng thời giá thành cũng không đội lên quá cao. Vì vậy, việc ra đời tủ nấu cơm là một tất yếu, mang đến làn gió mới cho nền công nghiệp ẩm thực.
Ngày nay, tủ nấu cơm đã xuất hiện phổ biến hơn tại các bếp ăn công nghiệp. Tuy nhiên, cũng giống như máy làm đá, thiết bị này vẫn được cho là dòng sản phẩm cao cấp, sản xuất trên dây chuyền hiện đại cùng những linh kiện chính nhập khẩu theo tiêu chuẩn Châu Âu. Nhờ thiết kế tinh tế với đường nét sắc sẳo, thiết bị này có thể ứng dụng tại nhiều địa điểm như nhà hàng khách sạn, khu công nghiệp, trường học…
2. Nguyên tắc vệ sinh tủ nấu cơm
Tủ nấu cơm có rất nhiều ưu điểm tuyệt vời như tiết kiệm thời gian nấu cơm trong bếp, tiết kiệm điện năng tối đa so với việc dùng các nồi nấu cơm điện hay gas nhỏ lẻ, trong khi hiệu quả nấu cơm cao, chất lượng hạt cơm sau khi nấu ngon… Tuy nhiên, khách hàng không chỉ yêu cầu đơn giản như vậy. Chiếc tủ nấu cơm họ muốn là sản phẩm có độ bền cao và tiết kiệm chi phí hơn nữa. Tuy nhiên, để tủ nấu cơm thực sự có thể đạt được điều đó, phụ thuộc rất lớn vào ý thức của người vận hành tủ nấu.
Xem thêm: Kinh nghiệm giúp bạn chọn mua tủ nấu cơm chuẩn nhất
Lưu ý dành cho người sử dụng để giúp việc nấu cơm hiệu quả và nâng cao tuổi thọ thiết bị:
Hãy luôn chắc chắn lượng nước cung cấp cho tủ nấu cơm là vừa đủ. Không bao giờ để nước trong bể chứa thanh nhiệt cạn kiệt. Điều này sẽ giúp các mẻ nấu cơm trở nên ngon hơn và tránh được chập cháy điện.
Tủ nấu cơm có thể được sử dụng hàng ngày nên cần vệ sinh ngay sau khi sử dụng.
Với tủ cơm dùng điện, tuyệt đối để tủ tránh xa nguồn nước đề phòng sự cố châp điện.
Khi đang vận hành tủ nấu cơm, không để trẻ em đùa nghịch gần tủ.
Chỉ sau khi tủ đã tháo điện và hạ nhiệt, mới tiến hành vệ sinh tủ nấu cơm.
Trước khi tiến hành công đoạn vệ sinh tủ nấu cơm, ạn cần lưu ý các vấn đề sau:
Đảm bảo vị trí đặt tủ nấu cơm là nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh những nơi ẩm ướt hay quá gần nguồn nước.
Cần vệ sinh tủ nấu cơm thường xuyên, nhất là sau khi kết thúc quá trình nấu nướng hay bảo quản thực phẩm. Vệ sinh tủ nấu cơm cả bên trong lẫn bên ngoài để đảm bảo việc làm sạch đạt hiệu quả cao.
Trước khi tiến hành vệ sinh tủ nấu cơm, hãy nhớ chờ đến khi tủ nguội và ngắt nguồn điện trước đó để đảm bảo an toàn cho người làm vệ sinh tủ.
Không sử dụng miếng cọ cứng để vệ sinh tủ nấu cơm cũng như các thiết bị inox khác. Lý do là các vết bẩn trong tủ nấu cơm thông thường không bám quá chặt vào các khay hay tủ nấu. Với tủ nấu cơm, bạn chỉ cần sử dụng giẻ mềm lau nhẹ trên bề mặt tủ. Làm như vậy, tủ nấu cơm sẽ giữ được độ sáng bóng sang trọng lâu dài.
Xem thêm: Giúp bạn sử dụng và lắp đặt tủ cơm đúng quy cách
Tiến hành vệ sinh tủ nấu cơm
Ngay sau khi sử dụng, cần dọn dẹp ngay các hạt cơm vương vãi sót lại trong tủ, nhất là ở vị trí các khay đựng cơm. Để làm sạch hiệu quả, bạn nên tháo rời các khay đựng cơm, rửa sạch chúng với nước và lau lại cho khô bằng khăn mềm trước khi đặt lại vào tủ nấu cơm.
Phía sau tủ nấu cơm có các lỗ xả khí giúp tủ thoát hơi nước trong quá trình nấu, vì vậy vị trí này cần được làm sạch để đảm bảo hơi nước lưu thông tốt.
Bề mặt của tủ nấu cơm rất dễ thay đổi nhiệt độ nếu bám bẩn. Vì vậy, bạn nên dùng khăn lau bề mặt tủ. Có thể dùng khăn ẩm sau đó lau lại bằng khăn sạch để tránh vệt nước làm mất giá trị thẩm mỹ. Nếu muốn tẩy các vết bám bẩn tốt hơn nữa, bạn có thể sử dụng nước cốt chanh hòa với nước muối hay nước lau chuyên dụng trong bếp để tẩy đi những vết bẩn do thức ăn bám lại trong và ngoài tủ, trả lại độ sáng bóng cho sản phẩm.