Tủ nấu cơm là sản phẩm công nghiệp phục vụ ngành thực phẩm. Mỗi mẻ nấu, tủ có thể phục vụ hàng trăm xuất ăn chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy vậy, chất lượng của sản phẩm thực phẩm vẫn được đảm bảo, cơm ngon dẻo, các món hấp chín tới. Để có thể làm được như vậy, tủ nấu cơm phải có những bộ phận nào? Và với cấu tạo hiện đại như vậy, liệu tủ nấu cơm có thể sử dụng lâu bền hay không? Hãy cùng Maylamda.com tìm hiểu chi tiết nhé.
1. Tủ nấu cơm công nghiệp
Tủ nấu cơm công nghiệp là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Tủ được thiết kế với nhiều loại kích cỡ và công suất phù hợp nhu cầu mọi đối tượng khách hàng. Tủ có thể giúp bạn nấu cơm trong thời gian ngắn với chi phí thấp hơn các cách nấu cơm thông thường. Cũng giống như máy làm đá, hiện tại nước ta vẫn chưa sản xuất được tủ nấu cơm công nghiệp, vì vậy tủ nấu cơm có mặt trên thị trường Việt Nam đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Các thiết bị bếp nấu cơm được thiết kế với khả năng chịu nhiệt cao, bền và an toàn tối đa khi sử dụng.
Tủ nấu cơm có nhiều loại, gồm tủ nấu cơm dùng điện, tủ cơm gas, với 6-24 khay, có loại sử dụng cảm ứng tự động điều khiển, có loại lại dùng nút điều khiển.
2. Cấu tạo của tủ nấu cơm
Tủ nấu cơm là một khối máy chức năng hoàn chỉnh. Mỗi bộ phận của tủ lại có một chức năng riêng và đã được nghiên cứu tìm hiểu để đạt được hiệu quả cao nhất khi vận hành.
Thân tủ: phần lớn nhất trong cấu tạo tủ nấu cơm chính là thân tủ. Phần này có thể được làm bằng inox 201 hoặc inox 304 tùy từng loại máy, và có bản ôm cách nhiệt an toàn. Chất liệu này giúp máy bền đẹp, dễ vệ sinh, và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Phần cửa tủ được gắn thêm lớp đệm silicon vững chắc, chống chịu được nhiệt độ và áp suất cao bên trong tủ, vì vậy khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng tủ.
Hệ thống nồi hơi bên trong tủ: bộ phận này bao gồm ngăn chứa nước, thanh đốt và rơ le nhiệt. Khi vận hành tủ nấu cơm, dòng điện sẽ làm nóng thanh đốt và truyền nhiệt cho nước trong bể. Nhờ đó, nước sôi và hơi nước được phân phối đều bên trong không gian tủ. Hơi nước này sẽ tác động làm chín cơm cũng như những thực phẩm chín nhờ hơi nước.
Hệ thống điều khiển tự động, bảng điều khiển và hiển thị nhiệt độ: hầu hết các thiết bị công nghệ ngày nay đều có bảng điều khiển cụ thể, thậm chí là sử dụng công nghệ cảm ứng. Tại đây, người vận hành máy có thể chọn lựa kỹ hơn về chế độ nhiệt và thời gian sử dụng máy.
Giá đỡ khay, khay chứa: bên trong cấu tạo tủ nấu cơm có các rãnh hay giá đỡ để gài các khay nấu. Tùy khối lượng và kích thước của thực phẩm cần chế biến mà vị trí đặt các khay có thể để gần hay cách nhau một cách linh động.
Khung tủ: để tạo độ vững chắc cho tủ nấu cơm, chúng cần một khung có kết cấu vững chắc.
Đế tủ: chức năng nhiệm vụ của bộ phận này là tạo độ cao để tủ nấu cơm có thể cách ly phần thân tủ với mặt đất, nhằm tránh các tác động bất lợi thường xuyên có trong bếp, nhất là nước và dầu mỡ. Đế này cũng giúp việc vệ sinh bên dưới tủ dễ dàng hơn, giúp bếp ăn luôn có độ thoáng sạch.
Các bộ phận khác: cấu tạo tủ nấu cơm bao gồm nhiều linh phụ kiện hơn những gì liệt kê tại đây. Ngoài cấu tạo chính, tủ nấu còn có các phần xả đọng khí giúp thoát hơi dư thừa cũng như làm nhiệm vụ cân bằng áp suất. Ở phần bể chứa nước, lượng nước được kiểm soát bằng cách cài đặt một quả cầu phao nối với van dẫn nước. Bên dưới đế tủ nấu cơm, còn có một bộ phận tuy nhỏ nhưng khá quan trọng là bánh xe. Bộ phận này giúp di chuyển khối lượng nặng nề của máy và có khóa chốt cố định vị trí tủ nấu. Ngoài ra, cấu tạo tủ nấu cơm còn có phần tay khóa để gim cửa chặt vào thân tủ, giúp giữ nhiệt và áp suất trong quá trình nấu.
Xem thêm: Giúp bạn sử dụng và lắp đặt tủ cơm đúng quy cách
3. Quá trình hoạt động tủ nấu cơm
– Trước tiên, lau chùi sạch sẽ khay và tủ.
– Cân gạo theo định lượng của tủ và nhu cầu sử dụng, đãi sạch và cho vào các khay
– Đẩy khay vào cá rãnh trên giá tủ, chốt cánh tủ bằng khóa tay
– Kiểm tra lại khóa, đường cấp nước, vận hành làm chín thực phẩm
– Sau khi thực phẩm chín, tắt nguồn điện một thời gian trước khi lấy cơm ra khỏi tủ, không đứng ở phía mở cánh tủ để đảm bảo an toàn
– Sau khi sử dụng, vệ sinh lại tủ cho các lần sử dụng tiếp theo.
Vậy là giờ bạn đã biết cấu tạo tủ nấu cơm và cách dùng tủ cụ thể như thế nào rồi đúng không? Tất cả các bộ phận của tủ nấu đều có chức năng riêng và được liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một khối hoàn chỉnh. Vì vậy, mỗi bộ phận, linh kiện của tủ đều cần được coi trọng, bảo dưỡng và thay thế khi cần.
Bài viết liên quan: