Sau khi biết về vai trò các hệ thống lạnh, để có thể lắp đặt thiết bị điện lạnh đúng cách, bạn cần hiểu về chúng nhiều hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách lắp đặt thiết bị điện lạnh như thế nào là đúng và giúp chúng làm việc với hiệu suất cao nhất. các thiết bị điện lạnh được đề cập đến bao gồm: máy nén, panel kho lạnh, kho cấp đông, thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi…
1. Lắp đặt máy nén
Di chuyển máy vào vị trí lắp đặt: nên sử dụng cẩu chuyển, móc vào các vị trí đã định sẵn, tránh việc xước hay hỏng máy nén.
Tiến hành lắp đặt thiết bị điện lạnh nói chung và máy nén nói chung, nên kiểm tra an toàn, chú ý các thao tác vận hành, bảo trì, tháo dỡ, cùng với đó là các công tác phụ trợ như thi công đường ống, sửa chữa, chiếu sáng và thông gió.
Với các máy nén lớn trong hệ thống như kho lạnh, hầm lạnh, chúng thường được đặt trên các bệ móng cốt thép. Còn với các máy nhỏ hơn, có thể chỉ cần dùng khung sắt đặt trên các bình ngưng thành một khối cụm máy, để tránh ướt bẩn khi vệ sinh máy.
Nếu sử dụng bệ máy thì không được đúc liền với kết cấu tòa nhà, tránh việc khi vận hành hay có chấn động gì sẽ làm ảnh hưởng lẫn nhau. Đồng thời cũng có thể sử dụng thêm vật liệu chống rung.
Bu lông cố định máy vào bệ móng cũng có thể được đúc sẵn bên trong bê tông hoặc lắp sau và thêm vữa.
Sau khi đưa máy vào vị trí, kiểm tra các chiều và mức đồng trục của dây đai, không cố định đai vào puli, nới lỏng khoảng cách giữa mô tơ và máy nén, sau đó vặn bu lông đẩy bàn trượt.
Nếu có thay thế dây đai thì sau hai ngày phải kiểm tra lại độ căng, tránh cho dầu mỡ làm hỏng dây.
2. Lắp đặt panel kho lạnh và cấp đông
Panel kho lạnh và cấp đông cũng là một phần trong lắp đặt thiết bị điện lạnh. Ngày nay, vật liệu được sử dụng lắp là các tấm panel polyurethan. Bề rộng trung bình các tấm là 300mm, 600mm, 1200mm, kích thước bề rộng, bề ngang phải là bội số của 300mm.
Xem thêm: Dịch vụ thiết kế và lắp đặt kho lạnh chuyên nghiệp – Hải Âu Việt Nam
2.1. Lắp đặt panel kho lạnh
Panel kho lạnh được lắp trên các con lươn thông gió xây bằng bê tông hoặc gạch, cao 100-200mm giúp tránh đóng băng panel, chúng thường dốc 2% về hai phía để không đọng nước.
Panel nền chịu tải lớn nên dùng loại có mật độ cao, khả năng chịu nén tốt, được xếp vuông góc với các con lươn thông gió, với khoảng cách trng bình giữa các con lươn là 300-500mm.
Các tấm panel được liên kết với nhau bằng móc khóa được gắn sẵn trong panel. Panel trần được gối lên các panel tường đối diện nau. Trong trường hợp kích thước kho quá lớn, cần dùng thêm khung treo các panel.
Nếu sau khi lắp đặt vẫn còn các khe hở, có thể hàn lại bằng silicon hoặc sealant. Để cân bằng áp suất, bạn có thể gắn thêm trên tường các van thông áp, tránh việc áp suất hơn làm cửa mở tự động.
Nên lắp quạt màng ngăn cản không khí thâm nhập mỗi khi mở cửa. Với những kho xưởng lớn, thời gian xuất nhạp hàng dài, có thể đặt trên tường một ô cửa để ra vào hàng, tránh tổn thất nhiệt.
Với những nơi hiện đại hơn, thậm chí còn lắp thêm các bộ chốt tự mở, chống nhốt người bên trong, còi báo, điện trở sấy chống đóng băng, bộ tăng đơ, dây cáp.
Xem thêm: Kinh nghiệm bảo dưỡng thiết bị bay hơi của các máy làm đá và kho lạnh
2.2. Lắp đặt panel kho cấp đông
Các kho cấp đông thường được đưa vào kho bằng các xe trọng lượng lớn, nên nền cần được xây chắc chắn. Các tấm panel kho cấp đông cũng được ghép như với kho lạnh, cùng với các kênh hướng gió và palet bảo quản.
3. Lắp đặt thiết bị ngưng tụ
Khi lắp đặt thiết bị lạnh, đặc biệt là thiết bị ngưng tụ, cần lưu ý đến vấn đề giải nhiệt, tránh nhiệt ảnh hưởng đến xung quanh, cũng như khả năng thoát môi chất lỏng về bình chứa.
Để đảm bảo môi chất sau ngưng tụ có thể tự chảy về bình chứa cao áp, người ta thường lắp thiết bị ngưng tụ ở các bệ bê tông trên cao hoặc phía trên bình chứa.
Vị trí lắp đặt cần đảm bảo thoáng mát, dễ thoát nhiệt, không gây ảnh hưởng đến con người và quá trình sản xuất, cho dù là với các máy sản xuất đá viên công suất lớn hay kho lạnh.
3.1. Bình ngưng ống chùm nằm ngang
Cấu tạo loại bình này tương đối gọn, nhưng cần lưu ý các khoảng hở ở đàu bình để có thể vệ sinh bảo dưỡng. Để thuận tiện cho việc tuần hoàn môi chất khi dùng bình ngưng, buộc phải có đường cân bằng nối với bình chứa. Bình ngưng nên được trang bị đồng hồ áp suất, van an toàn áp suất, các nắp bình , ống nước ra vào nên có các van xả khí.
3.2. Dàn ngưng tụ bay hơi
Loại dàn ngưng này thường được lắp đặt trên các bệ bê tông ngoài trời, đặt dàn xa các công trình xây dựng khác ít nhất 1500mm. Dàn có van xả đáy, van phao cấp nước tự động, thang để lên đỉnh dàn. Đầu hút bơm có lưới chắn rác, trên dàn có các cửa vệ sinh.
3.3. Dàn ngưng kiểu tưới
Lắp trên các bể nước tuần hoàn, nơi thoáng mát, dưới có các tấm lưới tre tăng tản nhiệt.
3.4. Dàn ngưng không khí
Với khối lượng nhẹ, nên dàn có thể lắp ở ngoài trời, trên các giá đỡ với không gian rộng.
Xem thêm: Hải Âu Việt Nam đi đầu trong dịch vụ sửa chữa bảo trì kho lạnh
4. Lắp đặt thiết bị bay hơi
4.1. Dàn lạnh xương cá
Dàn lắp ngập hoàn toàn trong chất lỏng cần làm lạnh, đặt ở giữa bể muối để ít tổn thất nhiệt. Bố trí dòng chảy theo chiều từ đỉnh đến chân ống trao đổi nhiệt, cấp dịch từ dưới và hơi đi ra phía trên.
4.2. Dàn lạnh không khí
Dùng với kho lạnh, cấp đông và I.Q.F. Khi lắp đặt cần lưu ý hướng tuần hoàn gió, có thể lắp thêm kênh dẫn gió trên đầu ra của dàn lạnh. Dàn cần để hở phía sau ít nhất 500mm, ống thoát nước để dốc, có chi tiết cổ ngỗng ở đầu ra để ngăn khí nóng tràn vào
4.3. Bình bay hơi
Sử dụng làm lạnh chất lỏng như nước, muối, glycol, lắp bên trong nhà, dùng gối đỡ bằng bê tông.
5. Lắp đặt các thiết bị khác
Bình tách dầu: lắp ngay sau đầu đẩy của máy nén, đặt ở trên cao trong phòng máy, nơi thoáng gió để giải nhiệt tốt.
Bình tách lỏng: làm việc ở nhiệt độ thấp nên phải bọc cách nhiệt, đặt ngoài gian máy, trên cao và trên buồng lạnh.
Bình tách khí không ngưng nên lắp trên cao để khí không ngưng đi lên làm lạnh tách môi chất còn lại trước khi thải đi.
Các bình trung gian, thu hồi dầu, bình chứa cao áp, hạ áp thường lắp ngay bên trong gian máy, thuận lợi lắp đặt đường ống và vận hành. Tất cả đều được lắp trên các bệ móng bê tông, cao hơn phòng máy ít nhất 100mm.