Tủ cơm được sử dụng khá phổ biến tại các bếp ăn công nghiệp. Tủ có thiết kế hình hộp vững chãi nhưng vận hành khá nhẹ nhàng. Khi nấu cơm, có thể thấy mức nhiệt bên ngoài lớp vỏ không hề lớn và gây nguy hiểm như ta nghĩ. Có được những ưu điểm này một phần là nhờ chất liệu làm nên chúng. Vỏ tủ cơm chất liệu inox 201 và 304 có độ sáng đẹp và bền bỉ là bí quyết làm nên sự thành công của tủ nấu cơm công nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Maylamda.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu thêm về chất liệu làm nên tủ nấu cơm công nghiệp.
1. Các loại chất liệu tủ nấu cơm
Chắc hẳn ai cũng sẽ tò mò không biết tủ nấu cơm được làm từ chất liệu gì, chúng có giống với nồi cơm điện hay không? Sự thực là nếu như hầu hết các nồi cơm điện sử dụng vỏ nhựa, thì tủ cơm dùng điện lại được làm từ chất liệu inox. Hiện trên thị trường có hai loại là tủ cơm chất liệu inox 201 và 304. Cùng với đó, tủ cơm có kích thước lớn, sử dụng các khay cùng chất liệu inox để đựng cơm. Điều này hoàn toàn khác với hệ thống nồi cơm điện có vỏ nhựa cứng và dùng nồi hợp kim để chứa cơm.
2. Tủ cơm chất liệu inox 201 và 304
Mỗi loại chất liệu có một ưu nhược điểm khác nhau. Có thể thấy một loạt các thiết bị nhà hàng, khách sạn, và các bếp ăn tập thể sử dụng lớp vỏ inox như máy làm đá, bếp gas… Tủ cơm chất liệu inox 201 và 304 dù dày hay mỏng thì khả năng uốn cong và dát mỏng vẫn chưa thực sự đạt độ tối ưu. Xét về cấu tạo, chất liệu inox 201 thường được sản xuất với hàm lượng Chrom thấp hơn hẳn so với inox 304.
Xem thêm: Kinh nghiệm giúp bạn chọn mua tủ nấu cơm chuẩn nhất
2.1. Tủ cơm chất liệu inox 304
Giống như hầu hết các thiết bị bếp công nghiệp khác, khi đem so sánh tủ cơm chất liệu inox 201 và 304, thì chất liệu inox 304 được đánh giá là có nhiều ưu điểm nổi trội hơn.
Cấu tạo của inox 304 có chứa hàm lượng Chrom và lưu huỳnh cao hơn hẳn so với chất liệu inox 201. Do đó, chất liệu inox 304 được đánh giá là có tính thẩm mỹ cao hơn và bền hơn so với inox 201. Cùng với đó, chất liệu 304 có tính đàn hồi cao nên dễ dát mỏng và uốn hơn, có thể giúp nhà sản xuất giảm thiểu chi phí lỗi hỏng khi thiết kế. Tuy nhiên, trái ngược với tính thẩm mỹ, inox 304 lại có một nhược điểm là khối lượng nặng hơn nhiều so với inox 201. Ngoài ra, chất liệu inox 304 còn có một ưu điểm khác nữa là có tuổi thọ cao, sự ăn mòn, nổ bề mặt hay vết rỗ sẽ lâu xuất hiện hơn so với khi sử dụng chất liệu inox 201.
Với khá nhiều ưu điểm và lượng nhược điểm hạn chế, nên inox 304 rất được ưa chuộng trong việc sản xuất và thiết kế các vật dụng nhà bếp bằng inox, trong đó có tủ nấu cơm công nghiệp.
2.2. Tủ cơm chất liệu inox 201
Mặc dù có khá nhiều ưu điểm, nhưng chất liệu inox 304 lại có giá thành cao, vì vậy để tiết kiệm chi phí và giảm giá thành của sản phẩm, các nhà sản xuất đã chọn lựa sử dụng cả chất liệu inox 201 để làm tủ nấu cơm. Tủ nấu cơm có thể làm hoàn toàn từ inox 201, và được sử dụng nhiều trên thực tế hơn loại inox 304.
Như các bạn đã biết, inox là loại thép có chứa hơn 11% Chrom, đây chính là lớp màng giúp chất liệu này chống được sự ăn mòn. Trong đó còn có Niken là yếu tố mang lại sự ổn định và khả năng gia công tuyệt vời của inox. Tuy nhiên giá thành của Niken ngày càng tăng, khiến giá thành của các loại inox cũng tăng cao. Nhà sản xuất chỉ có thể tìm cách lựa chọn loại inox có giá thành thấp mà vẫn đảm bảo các yêu cầu thành phẩm. Vì vậy, xét trên phương diện này, inox 201 lại chiếm ưu thế so với inox 304.
Inox 201 có khả năng chịu nhiệt cao, bền đẹp, và cũng rất an toàn khi sản xuất các thiết bị phục vụ sản xuất chế biến thực phẩm. Với inox 201, Mangan là nguyên tố thay thế Niken, nhờ đó chúng có giá thành thấp hơn inox 304. Còn xét về độ bền, inox 201 cũng được đánh giá là có độ bền cao hơn so với nhiều loại inox cùng loại, đặc biệt là khả năng co dãn tốt, dễ dàng dát mỏng, đồng thời cũng chống chịu ăn mòn và nhiệt tốt.
Có thể nói, mỗi loại chất liệu lại làm nên điểm đặc biệt riêng cho tủ nấu cơm. Tuy nhiên, chất liệu inox 201 vẫn được lựa chọn để sử dụng làm tủ cơm nhiều hơn, nhất là ở bộ phận thân ốp và khay tủ nấu cơm để giảm giá thành.
Bài viết liên quan:
Cấu tạo tủ nấu cơm công nghiệp và quá trình vận hành sơ lược