Tìm hiểu linh kiện tủ nấu cơm công nghiệp và công dụng

Cũng giống với máy đá viên, tủ nấu cơm là một thiết bị công nghiệp cần thiết trong nhà bếp. Tuy nhiên, khác với công nghệ làm đông của máy làm đá, tủ cơm lại dùng cách gia nhiệt đun nước tạo hơi nóng làm chín thực phẩm. Thiết bị công nghiệp này được cấu tạo từ những linh phụ kiện đơn giản hơn rất nhiều so với đầu máy cồng kềnh của máy làm đá. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số linh phụ kiện tủ nấu cơm để hiểu hơn về cách vận hành tủ.

1. Phao cấp nước tự động tủ nấu cơm

Trong cấu tạo của tủ nấu cơm dùng điện và tủ nấu cơm dùng gas đều có chứa phao cấp nước. Đây là thiết bị quan trọng trong tủ nấu cơm. Nếu thiếu thiết bị này, nước sẽ không được cấp vào tủ cơm, khiến cơm bị sống. Phao cấp nước có thể là nguyên nhân khiến nước không vào hoặc vào không đủ khiến cơm không chín được. Vì vậy, khi loại linh phụ kiện tủ nấu cơm này có vấn đề, bạn nên thay thế kịp thời để đảm bảo sự vận hành tốt của tủ nấu.

tủ nấu cơm an toàn

2. Ống và van cấp nước tủ nấu cơm

Việc lắp đặt các van và đường ống dẫn nước đến tủ nấu khá đơn giản. Bạn chỉ cần lắp đặt đường ống nhựa cứng cấp nước sạch đến khoang đun của tủ cơm là được. Nếu muốn gia tăng chất lượng của thành phẩm và tăng thời hạn sử dụng của thanh đốt, bạn có thể sử dụng thêm một hệ thống lọc nước trước khi dẫn vào nấu cơm. Ống nước có đường kính từ d21 trở lên là đủ, có thể lắp thêm khóa nước để đề phòng các hư hỏng ở phao cấp nước cũng như tiện cho việc bảo trì sau này. Nước sẽ được dẫn tự động vào khoang bên của tủ nấu cơm. Vì vậy, nếu đường ống cấp nước có vấn đề, bạn có thể bắt bệnh ngay được và tìm cách sửa:

– Tình trạng nước bị tắc, không dẫn vào tủ nấu cơm: nguyên nhân có thể là do cặn bẩn bám trên thành ống, làm giảm lưu lượng dòng chảy. Trong trường hợp này, cách đơn giản nhất cũng chính là cách làm đúng nhất chính là tháo đường ống dẫn và vệ sinh. Nếu đường ống quá bẩn, hơi nước sẽ có mùi và cũng khiến cơm thành phẩm giảm chất lượng.

– Nguyên nhân nước không cấp vào tủ do áp suất thấp: có thể do bạn sử dụn nguồn nước từ nhánh nhỏ và quá xa cụm dẫn nước chính, khiến áp suất nước thấp, không tự chảy vào thiết bị. Hoặc do bạn không sử dụng đường dẫn nước riêng cho tủ cơm. Nếu bạn cùng lúc sử dụng nước ở nhánh trước, nước vào máy sẽ giảm áp lực và vào máy chậm. Nếu địa hình không cho phép, bạn có thể sẽ cần đến bơm tăng áp.

Xem thêm: Những lưu ý khi bảo quản và vệ sinh tủ nấu cơm công nghiệp

3. Thanh nhiệt tủ nấu cơm

Tủ nấu cơm dùng điện sử dụng thanh nhiệt đun nước nước với tốc độ siêu tốc. Và thanh này cũng có tác dụng quan trọng, giữ toàn bộ nhiệm vụ cấp hơi nước cho tủ nấu cơm. Ngày nay, thanh nhiệt hầu hết đều sử dụng loại thanh xoắn kép để đảm bảo độ bền cao và tăng nhanh thời gian làm nóng nước. Thanh này có khả năng dẫn nhiệt tốt và có độ bền cao. Tùy thuộc vào công suất của tủ nấu cơm mà số thanh nhiệt sử dụng là khác nhau, cũng như buồng chứa nước của các tủ có thể tích khác nhau.

Nếu như có vấn đề về nhiệt độ của tủ nấu cơm cũng như ượng hơi nước trong tủ ít làm cơm không chín được, nguyên nhân có thể do nguồn điện cấp không đều hoặc do thanh nhiệt có vấn đề.

tủ nẫu cơm công nghiệp hiện đại

4. Khay cơm tủ nấu cơm

Khay tủ nấu cơm có hình dạng thông thường, không quá đặc biệt. Điểm chú ý ở đây là chúng có khả năng chống gỉ tốt, bền bỉ trong điều kiện hơi nước và nhiệt độ cao, và không gây mất an toàn vệ sinh đối với thực phẩm.

Khay nấu cơm có cấu tạo để đặt vừa lên các giá hay khe lắp của tủ nấu, tùy từng loại thiết kế. Người ta sử dụng khay này để nấu cơm và hấp các thực phẩm cần giữ lại nước.

Khay nấu được vệ sinh hàng ngày, nhất là sau khi nấu, và là bộ phận có thể thay thế, bổ sung dễ dàng.

Xem thêm: Kinh nghiệm chọn mua và sử dụng tủ nấu cơm dùng gas

5. Khay hấp tủ nấu cơm

Với những loại thực phẩm dùng để hấp, không cần lưu nước, bạn có thể sử dụng khay lỗ hay khay thủng. Các loại khay hấp này giúp tủ cơm làm được nhiều nhiệm vụ chức năng khác ngoài nấu cơm như: hấp bánh bao, bánh gai, hấp xôi, chế biến các món giò chả, hải sản, thịt gà cá…

6. Điều khiển nhiệt độ tủ nấu cơm

Đối với tủ nấu cơm hay các loại nồi nấu nước chuyên dụng khác, vấn đề nhiệt độ rất được coi trọng. Bộ điều khiển thông minh sẽ giúp bạn tùy chỉnh mức nhiệt theo ý muốn. Núm điều chỉnh nhiệt có thể giới hạn mức nhiệt trong khoảng 30-110 độ C. Dựa vào bộ cảm biến nhiệt gắn kèm theo, nhiệt sẽ được cung cấp chính với độ chênh lệch ít nhất.

Bài viết liên quan:

Giúp bạn sử dụng và lắp đặt tủ cơm đúng quy cách

Các lỗi thường gặp và cách khắc phục sự cố tủ cơm

Bài viết liên quan

Hotline 24/7